Bệnh Gút là một dạng viêm khớp gây đau đớn nhất. Thông thường, Gút ảnh hưởng đến ngón chân cái nhưng nhiều trường hợp cũng có thể tác động lên các khớp ngón chân khác như mắt cá chân, đầu gối, ngón tay, cổ tay, khuỷu tay.
- Đừng bỏ qua: Kiến thức đầy đủ nhất về bệnh Gút là gì?
Bạn có thể cảm thấy đau đau đớn và khó chịu ở một hoặc nhiều khớp trong khoảng thời gian ngắn và thường xảy ra vào ban đêm.
Nguyên nhân chính của bệnh Gout là do tăng axit uric quá cao trong máu. Trong các điều kiện nhất định thì axit uric tích tụ tạo thành các tinh thể muối urate lắng đọng tại các khớp gây đau và khó chịu.
Bằng cách cảm nhận sự thoải mái trong cơ thể và mức độ hoạt động của các khớp xương, cũng như xác định cơn đau và các yếu tố gây đau bạn có thể nhận ra các triệu chứng của bệnh Gout và tìm kiếm phương pháp điều trị hiệu quả.
Phương pháp 1: Nhận biết dấu hiệu bệnh Gút trong các khớp
Cách nhanh chóng và đơn giản nhất để nhận ra được dấu hiệu của bệnh Gút.
1. Chạm vào ngón chân cái
Khi bạn chạm vào ngón chân cái hãy cảm nhận xem liệu ngón chân có nhạy cảm và đau đớn không? Đau và cảm thấy khó chịu ở ngón chân cái là dấu hiệu thường gặp của bệnh Gút.
2. Mức độ thoải mái của ngón chân, mắt cá chân, đầu gối, ngón tay, cổ tay, khuỷu tay
Cân nhắc liệu có bất kỳ khớp nào cảm thấy khó chịu hoặc đau đớn. Gout có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào trong cơ thể nhưng phổ biến nhất thường xảy ra tại các khớp nêu trên. Nếu bạn đang gặp khó chịu ở một trong những khớp đó, bác sỹ có thể kiểm tra và chẩn đoán bạn có nguy cơ mắc bệnh Gout.
3. Xem xét các khớp của bạn có cảm thấy nóng và mềm
Hãy sờ vào các khớp của bạn và cảm nhận liệu nó có nóng và mềm không? Nếu có dấu hiệu như vậy, bạn có thể đang đối mặt với nguy cơ bị Gout.
4. Kiểm tra bên trong và xung quanh khớp có bị sưng không?
Nếu bạn thấy tấy đỏ và sưng khớp thì bạn đang gặp một triệu chứng thường gặp của bệnh Gout.
5. Tìm kiếm vùng da đỏ và sáng bóng xung quanh các khớp của bạn
Nếu da xung quanh các khớp của bạn có triệu chứng đỏ và sáng bóng thì bạn đang có một triệu chứng khác của bệnh Gout.
6. Kiểm tra xem liệu bạn có vùng da bị bong tróc quanh các khớp không?
Triệu chứng này cũng hay đi kèm với bệnh Gút. Nếu da bạn bị bong tróc nhiều ở mắt cá chân hoặc ngón chân thì đây cũng là dấu hiệu bệnh Gút.
7. Các khớp bị ảnh hưởng cử động có khó khăn không?
Đây là một triệu chứng khác của bệnh Gout.
Ví dụ, hãy thử lắc ngón chân của của bạn lên xuống, nếu bạn có thể làm động tác này nhiều lần mà không cảm thấy đau đớn thì đây là một dấu hiệu tốt.
Tuy nhiên, nếu bạn không thể di chuyển nó một cách tự do và cảm thấy khó khăn, đau đớn thì bạn có thể mắc bệnh Gout.
Phương pháp 2: Nhận biết các kiểu triệu chứng
1. Xem xét cơn đau của bạn có thường xảy ra vào ban đêm
Mặc dù cơn đau Gut có thể kéo đến vào bất cứ thời điểm nào trong ngày nhưng hầu hết mọi người bị bệnh đều trải qua cơn đau vào ban đêm.
2. Cường độ đau
Xác định liệu các khớp của bạn có cảm thấy đau đớn bất ngờ trong vài giờ khi cơn đau tấn công. Cơn Gout thường phát triển nhanh chóng và trong một vài giờ ở giai đoạn đầu của bệnh.
Một cuộc tấn công cấp tính sẽ đau đớn nhất khoảng 12 đến 24 giờ sau khi nó bùng phát.
Vậy nên, đừng bỏ qua cẩm nang sau đây nếu bạn vẫn muốn ngủ ngon trong cơn đau Gút nhé.
3. Ghi lại thời gian của một cuộc tấn công
Thông thường, một cuộc tấn công sẽ kéo dài từ 3-10 ngày. Nếu cuộc tấn công không được điều trị thì nó sẽ kéo dài hơn.
Thử ghi lại thời gian của các triệu chứng vào một quyển sổ chuyên về sức khoẻ.
4. Kiểm tra liệu các triệu chứng của bạn có tồn tệ hơn theo thời gian
Nếu không được điều trị, các triệu chứng của bệnh Gout ( như đau, sưng) sẽ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Nếu bạn đang gặp những triệu chứng này, bạn nên đi khám bác sỹ để phát hiện và điều trị bệnh Gút hiệu quả.
Phương pháp 3: Nhận biết liệu bạn đang có nguy cơ mắc bệnh Gout không?
1. Nhân khẩu học ( Giới tính và độ tuổi)
Thông thường, đàn ông có nguy cơ mắc bệnh Gout cao hơn phụ nữ và mức độ nguy cơ mắc bệnh tăng theo tuổi tác. Vì vậy, nam giới có độ tuổi cao thường có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất.
Tuy nhiên, phụ nữ cũng có nguy cơ mắc bệnh sau thời kỳ mãn kinh.
Ngày nay, giới trẻ cũng không phải ngoại lệ của bệnh Gút.
2. Tiền sử gia đình bị bệnh
Nếu gia đình bạn đã từng có người mắc căn bệnh này thì bạn có nhiều nguy cơ bị bệnh Gút do yếu tố di truyền.
3.Thừa cân hoặc béo phì
Nếu bạn đang bị thừa cân, cơ thể bạn sẽ sản sinh nhiều axit uric hơn và thận sẽ khó khăn hơn trong việc đào thải nó ra ngoài cơ thể. Do vậy, nồng độ axit uric sẽ tăng lên khiến bạn có nhiều nguy cơ mắc bệnh.
Hỏi bác sỹ để xem mình có đang bị thừa cân hay không? Bác sỹ có thể sử dụng các công cụ đo lường khác nhau để xác định trọng lượng và sức khoẻ hiện tại của bạn.
4. Thực hiện chế độ ăn kiêng với cuốn cẩm nang thực phẩm
Hãy viết xuống tất cả mọi thứ bạn ăn trong một tuần để xác định mức độ tiêu thụ thịt, hải sản, đường và rượu.
Một khi bạn đã theo dõi lượng thức ăn nạp vào cơ thể trong 1 tuần thì bạn nên xem xét lại các loại thực phẩm bạn đã tiêu thụ.
Ví dụ:
Bạn có thường uống nước ngọt có đường hay không? Và thời gian nào trong ngày bạn hay uống?…Nếu bạn thường xuyên tiêu thụ quá nhiều thịt, đường và rượu thì bạn có nguy cơ cao mắc bệnh Gout.
Nghiên cứu chỉ ra rằng nếu người đàn ông duy trì một chế độ ăn uống có nhiều đường nước ngọt thì họ có nguy cơ mắc bệnh Gut cao hơn. Uống nước ngọt hàng ngày làm tăng nguy cơ mắc bệnh Gout.
Chế độ ăn nhiều thịt và hải sản (thực phẩm giàu purine) là một trong những nguyên nhân gia tăng bệnh Gút.
Uống rượu kích hoạt các cuộc tấn công bệnh Gút trong vòng 24h.
Nếu bạn không chắc chắn về chế độ ăn uống của bạn, hãy hỏi ý kiến chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sỹ. Họ có thể đưa cho bạn những lời khuyên hoặc cung cấp cho bạn chế độ ăn uống hợp lý về lượng đường, thịt, rượu…bạn nên ăn.
5. Sử dụng một số loại thuốc có thể tăng nguy cơ mắc bệnh
Thuốc dùng để điều trị huyết áp cao cũng như các thuốc ức chế hệ miễn dịch thường được dùng điều trị viêm khớp dạng thấp; bệnh vảy nến hoặc những người đã từng trải qua phẫu thuật, ghép nội tạng đôi khi có thể làm tăng nguy cơ bệnh Gout.
6. Lịch sử của cuộc phẫu thuật và chấn thương gần đây
Nếu gần đây bạn có trải qua phẫu thuật hoặc chấn thương, bạn cũng có thể có nguy cơ cao mắc bệnh Gout. Ngoài ra thì trải qua quá trình điều trị bằng hoá trị liệu cũng có thể kích hoạt cho bệnh Gut.
Hy vọng những kiến thức dược DongnamStore chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn sớm phát hiện được bệnh. Dù sao đi chăng nữa, chúng tôi chúc bạn luôn vui – khỏe trong cuộc sống!
Xem thêm:
⇒ Bệnh Gout là gì?
⇒ Nguyên nhân của bệnh Gout?
⇒ Dấu hiệu nhận biết bệnh Gout
⇒ Các giai đoạn và biểu hiện của bệnh Gout
⇒ Biến chứng của bệnh Gout
⇒ 3 Phương pháp điều trị bênh Gout phổ bến hện nay
⇒ Phòng tránh bệnh Gout
⇒ Axit Uric và bệnh Gout
⇒ Tại sao Gout Lá Nương điều trị bệnh Gout hiệu quả