Blog

Bệnh Gout là gì: Tìm hiểu về bệnh Gout

Bệnh Gout luôn là nỗi ám ảnh kinh hoàng bởi những cơn đau Gút khủng khiếp, dai dẳng và có thể xuất hiện bất cứ lúc nào khiến người bệnh cảm thấy đau đớn đến tận xương tủy.

Trước kia, bệnh Gout được coi là bệnh của vua chúa, hoàng tộc, của nhà giàu vì họ thường xuyên ăn uống những món ăn xa hoa nhiều thịt, nhiều đạm nhưng hiện nay xã hội ngày càng phát triển thì mọi người được ăn uống đầy đủ hơn nên tình trạng mắc bệnh Gút ngày càng gia tăng và hầu hết mọi người ai cũng có thể mắc căn bệnh nguy hiểm này.

Bệnh Gout “không tha” một ai!

Nhiều người khi tìm hiểu về bệnh Gút thường tự hỏi rằng:

  1. Bệnh Gout là gì? Nguyên nhân do đâu và cách chữa trị thế nào?
  2. Gout có phải là căn bệnh nguy hiểm hay không?
  3. Liệu bệnh Gout có lây lan không?

…và còn nhiều câu hỏi khác nữa.

Đừng để bệnh Gout ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn. Hãy tìm hiểu kỹ về bệnh trước khi tìm thuốc chữa trị để không gây ra những hệ quả không mong muốn.

BỆNH GÚT LÀ GÌ

     Bệnh Gút (Gout), trong Đông Y gọi là bệnh Thống Phong là một dạng viêm khớp do sự rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể gây ra.

     Bình thường acid uric được lọc và đào thải qua thận, khi axit uric tăng quá cao chuyển hóa thành các tinh thể muối Urat tích tụ ở các vị trí trong cơ thể như: khớp bàn tay, ngón tay, đầu gối, bàn chân, mắt cá chân, ngón chân….gây ra viêm khớp, sưng đỏ tại chỗ, đau đớn khi chạm vào.

     Điều kiện để khởi phát những cơn Gout cấp lại phụ thuộc và sự hình thành đột ngột, kết tủa ồ ạt tinh thể Urat hình trong khớp, hoạt hóa và thu hút bạch cầu thực bào, giải phóng các tiền viêm, gây ra cơn gout cấp của axit Uric trong máu.

PHÂN LOẠI BỆNH GOUT

Trên thực tế các nhà khoa học đã tìm ra các yếu tố gây nên bệnh Gout như di truyền, chế độ ăn uống, giới tính, enzim hoặc do cá bệnh khác liên quan…Các nhà nghiên cứu cũng dựa vào đó để phân loại bệnh Gút gồm:

     Gout nguyên phát: Đa số các trường hợp bị bệnh là Gout nguyên phát do chưa xác định rõ nguyên nhân nhưng thường do yếu tố di truyền hoặc uống quá nhiều bia rượu, ăn quá nhiều thực phẩm chứa purin làm tăng quá trình tích tụ axit uric máu. Đối với bệnh Gút nguyên phát thường gặp 95% ở nam giới có độ tuổi từ 30-60, còn nữ giới thì thường mắc bệnh sau giai đoạn mãn kinh.

     Gout thứ phát: Bệnh Gout thứ phát thường xuất hiện do tăng axit uric trong máu sau khi bệnh nhân đã mắc 1 số bệnh về thận hoặc các bệnh do tiêu tế bào quá mức như bạch cầu thể tủy mạn, thiếu máu, vảy nến… hay còn do sử dụng lâu dài các loại thuốc như thuốc lợi tiểu…Nếu tìm được nguyên nhân gây tăng axit uric và loại trừ được nguyên nhân này thì sẽ khỏi bệnh.

     Gout do bất thường về enzym: Do thiếu hụt hoàn toàn hoặc một phần enzym HGPRT,đó là enzym tham gia vào quá trình chuyển hóa acid uric, gây ra bệnh Gút khởi phát sớm ở trẻ em (rất nặng và hiếm gặp).

NHỮNG NGUY CƠ GÂY RA BỆNH GOUT

Bệnh Gout gây đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần…

Nguyên nhân gây ra bệnh Gout là do axit uric máu tăng cao dẫn tới lắng đọng các tinh thể muối urat tại các mô, cơ , khớp…Cụ thể nồng độ axit uric ở ngưỡng bị bệnh đối với nam là vượt quá 420 µmol/l (7mg/dl) còn đối với nữ là vượt quá 360 µmol/l (6mg/dl).

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng có rất nhiều nguy cơ dẫn đến bệnh gout nhưng chủ yếu là các nguyên nhân sau:

  • Yếu tố giới tính: Bệnh gút thường gặp ở nam giới, ở Việt Nam người mắc bệnh Gút chiếm 99% là nam giới.
  • Yếu tố độ tuổi: Gút thường gặp ở độ tuổi 30 – 60 ở nam giới, còn ở nữ giới thì thường gặp sau độ tuổi mãn kinh.
  • Yếu tố gia đình: Thường do gen di truyền nhưng cũng có thể là do có cùng 1 chế độ sinh hoạt ăn uống của những người trong gia đình
  • Thói quen uống rượu bia: Uống bia rượu nhiều có nguy cơ gây ra bệnh Gút cao trong đó bia hại hơn rượu rất nhiều. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có tới 75-84% bệnh nhân Gout uống bia rượu thường xuyên từ 7-10 năm.
  • Thói quen ăn uống, sinh hoạt: Thường xuyên ăn những thực phẩm chứa nhiều purin như: nội tạng, thịt đỏ, hải sản,.. khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao gây ra các cơn đau Gout.
  • Yếu tố sức khỏe: Bệnh Gút liên quan tới 1 số bệnh chuyển hóa khác như rối loạn chuyển hóa lipid máu, bệnh đái tháo đường. Đặc biệt là bệnh béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh Gout lên tới 5 lần.
  • Do ảnh hưởng của một số loại thuốc làm giảm thải acid uric qua thận, rối loạn chuyển hóa axit uric

BỆNH GOUT CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

      “Bệnh Gút có nguy hiểm không” là câu hỏi không chỉ bệnh nhân mà những người có nguy cơ mắc bệnh rất quan tâm. Bởi vì bệnh Gút hiện nay đang phổ biến không chỉ ở nam giới như xưa mà phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh này ngày càng cao. Triệu chứng của bệnh Gout qua các giai đoạn ngày một rõ rệt, ban đầu người bệnh chỉ thấy có dấu hiệu đau ở các khớp tay, chân, đầu gối nhưng nếu không phát hiện và điều trị thì về lâu dài sẽ gây ra tổn thương nặng và ảnh hưởng tới những bộ phận khác của cơ thể.

      Ở bệnh nhân Gút tinh thể muối urat lắng đọng ở chỗ nào sẽ gây tổn thương ở đó. Các khớp, thận, các mô mềm quanh khớp, tim, thận, mạch máu…là những nơi hay phát hiện thấy tinh thể muối urat. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách thì càng về sau tổn thương ngày càng nhiều và gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

       Khi tích tụ, lắng đọng tại các khớp tinh thể muối urat gây viêm màng hoạt dịch, viêm màng hoạt dịch, phá hủy sụn khớp, tiêu đầu xương khiến cho khớp bị thoái hóa dần. Sự tiến triển của thoái hóa khớp sẽ làm cho khớp dần dần mất khả năng vận động thậm chí còn dẫn đến tàn phế. Thoái hóa khớp là hậu quả tất yếu của bệnh Gout.

Tìm hiểu thêm về biến chứng của bệnh Gout

       Vì vậy, Gút là một bệnh nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời và có biện pháp điều trị đúng cách. Nếu không thì có thể gây ra nhiều biến chứng và hủy hoại dần dần cơ thể của bệnh nhân. Mục tiêu hàng đầu trong điều trị bệnh Gout là phải làm hoàn tan các tinh thể muối urat đã lắng đọng và không cho các tinh thể muối urat tiếp tục kết tủa. Với những bệnh nhân đã bị biến chứng hoặc có bệnh lý khác đi kèm thì cần phải tích cực điều trị những tổn thương trên người bệnh.

BỆNH GOUT CÓ LÂY KHÔNG ?

      Như chúng ta đã vừa tìm hiểu về các nguy cơ, nguyên nhân gây ra bệnh Gout trực tiếp là do tinh thể urat lắng đọng tại các khớp và các cơ quan khác trong cơ thể lâu ngày gặp điều kiện thuận lợi sẽ bộc phát và gây bệnh.

     Ngoài ra thì việc ăn những thực phẩm chứa nhiều purin hoặc uống nhiều bia rượu, chất kích thích có cồn cũng làm nguy cơ mắc bệnh Gout tăng cao.

     Đó là nguyên nhân chính gây ra bệnh Gút. Vậy bệnh gout có lây không? Lây qua những con đường nào?

     Câu trả lời là bệnh Gút không phải là bệnh truyền nhiễm mà chỉ là căn bệnh do rối loạn chuyển hóa. Do vậy, bệnh Gout không lây nhiễm qua bất kỳ con đường nào kể cả con đường tình dục. Tuy nhiên thì bệnh Gút lại là bệnh di truyền,  nếu bố mẹ mắc bệnh Gút thì con cái có tỷ lệ mắc bệnh Gút cao hơn 20% so với người bình thường. Ngoài ra bệnh Gout không lây qua đường tình dục nhưng nó ảnh hưởng đến sinh lý của người bệnh, gây yếu sinh lý làm cho người bệnh không có cảm giác thèm “yêu”.

BỆNH GOUT CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG? CÁCH CHỮA TRỊ RA SAO?

Uống rất nhiều thuốc mà không khỏi bệnh; chữa trị khắp nơi bệnh tình không thuyên giảm. Người bệnh Gout luôn thắc mắc “Liệu bệnh có chữa được không?”

Một câu hỏi thường thấy của những bệnh nhân Gút là “bệnh Gút có chữa được không?” Rất nhiều bác sỹ và người bệnh nói rằng:” Bệnh Gout là bệnh mãn tính rất khó chữa và hầu như phải sống chung suốt đời với bệnh”. Điều này là cho bệnh nhân rất lo lắng và trở nên bi quan nhưng có phải sự thật là như vậy hay không?

Bạn có nghĩ rằng: ”Bất kể bệnh gì mà tìm được nguyên nhân gây ra bệnh thì sẽ có biện pháp điều trị bệnh và bệnh Gút cũng không phải ngoại lệ” Hiện nay đã có rất nhiều bệnh nhân sau khi phát hiện ra bệnh Gút và tìm cách chữa phù hợp chỉ bằng những phương pháp đơn giản nhưng lại có tác dụng vượt ngoài mong muốn. Họ đã quay trở lại cuộc sống bình thường không đau đớn, ăn uống không phải kiêng khem quá nhiều nữa.

Tuy nhiên tất cả các phương pháp điều trị dù có tốt đến đâu mà không có sự phối hợp, cố gắng thì cũng vô ích. Rất nhiều người bệnh sau khi điều trị một thời gian thì không thấy các biểu hiện như sưng đỏ, nóng, đau nhức, tê tái… nữa nên cứ nghĩ mình đã khỏi bệnh và không đi khám trở lại. Họ cứ vô tư ăn uống, quay trở lại thói quen sinh hoạt mất kiểm soát như cũ mà không biết rằng bệnh Gút đang âm thầm phát triển mạnh hơn và tái phát lại gây nguy hiểm hơn, để lại nhiều biến chứng nặng nề. Do đó, bệnh Gút và cách điều trị bệnh ở giai đoạn này thì thực sự khó khăn và tốn kém hơn rất nhiều.

Như thế bạn phải hiểu rằng có rất nhiều phương pháp điều tri hiện nay chỉ giải quyết đươc phần ngọn mà không giải quyết được phần gốc. Điều đó có nghĩa là những phương pháp hiện nay hầu hết là chữ giảm đau các cơn Gút cấp, giảm nồng độ axit uric trong máu chứ không đào thải nguyên nhân gốc rễ của bệnh Gout là các tinh thể muối urat natri lắng đọng, tích tụ tại các mô, khớp…Khi hết đau, nồng độ axit uric giảm thì sẽ không uống nữa. Như vậy bệnh Gout vẫn sẽ âm thầm tiếp tục phát triển từng ngày và càng ngày càng nặng thêm kèm theo đó là nhiều bệnh lý khác như: tăng lipit trong máu, sỏi thận, suy thận, tim mạch, tiểu đường, béo phì, tăng huyết áp, thoái hóa khớp thậm chí là phá hủy khớp… Nếu không điều trị từ gốc rễ thì làm sao có thể chữa khỏi được bệnh Gút.

Theo các bác sỹ trong những năm gần đây đã xuất hiện nhiều loại thuốc chữa tận gốc nguyên nhân gây ra bệnh nhưng để chữa chữa khỏi hoàn toàn bệnh này thì không phải là điều dễ dàng. Vì mỗi người có cơ địa khác nhau, nguyên nhân gây ra bệnh cũng khác nhau, thói quen ăn uống sinh hoạt khác nhau, cùng nhiều nguyên nhân khác khiến việc điều trị bệnh Gút gặp khó khăn và trở ngại.

Ví dụ: Bạn đang mắc bệnh Gout và thêm bệnh sỏi thận, suy thận. Nếu chỉ uống thuốc giảm đau và giảm axit uric thì chỉ có thể thuyên giảm được bệnh trong thời gian ngắn, sau đó bệnh lại tái phát trở lại. Vì thận là cơ quan chính đào thải axit uric, 80% axit uric được đào thải ra ngoài cơ thể bằng đường nước tiểu, nếu thận yếu, thận suy thì cho dù có uống nhiều thuốc giảm axit uric thì cũng vô ích. Vì vậy, để có lộ trình chữa bệnh Gout phù hợp nhất thì bạn nên đi khám bác sỹ để có lời khuyên và hướng dẫn cụ thể, chi tiết từng bước chữa từng bệnh trong cơ thể để bệnh Gút được chữa trị tốt nhất.

Để chữa bệnh Gút hiệu quả thì người bệnh nên tìm một phương thuốc chữa tận gốc của căn bệnh này là đào thải cặn muối urat lắng đọng lâu ngày trong các khớp, quá trình này có thể khiến người bệnh có cảm giác nhức nhức vì tinh thể muốn bị đánh tan ra ra ngoài cơ thể. Ngoài ra thì để ngăn chặn bệnh Gút tấn công thì bạn nên có một thói quen sinh hoạt, ăn uống, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, hay ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước đặc biệt là những loại nước có kiềm để giúp giảm nồng độ axit uric máu. Bên cạnh đó thì bạn cũng cần hạn chế ăn các thực phẩm có nhiều đạm, purin như nội tạng động vật, thịt đỏ, các loại hải sản.. đặc biệt kiêng rượu bia đặc biệt là bia vì bia là đồ uống có hại nhất cho người bị bệnh Gút.Và người bệnh nên đi khám sức khỏe định kỳ (3-4 tháng/ lần) để biết mức độ bệnh đang ở đâu từ đó điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hoặc thói quen sinh hoạt để quá trình điều trị bệnh phát huy tác dụng tốt nhất.

Bệnh Gout là bệnh ngày càng phổ biến không chỉ ở các nước phát triển như châu Âu, Mỹ mà nước đang phát triển như Việt Nam đang có nguy cơ bùng nổ căn bệnh này, số lượng người mắc căn bệnh này ngày càng gia tăng với cấp số nhân. Bệnh Gút là bệnh chuyển hóa nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách thì rất dễ để lại biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi tìm hiểu về bệnh Gout thì người bệnh lại ngập tràn trong rất nhiều thông tin, từ rất nhiều phía, không được tổng hợp, chọn lọc đúng cách. Qua bài viết trên đây, chúng tôi đã đưa đến bệnh nhân những thông tin tổng quan và hữu ích nhất về bệnh Gút được chọn lọc kỹ lưỡng từ các chuyên gia tới bệnh nhân. Hiện nay với phương pháp tiếp cận mới là điều trị bệnh Gout tận gốc, đào thải trực tiếp cặn muối urat đã lắng đọng lâu ngày và ngăn ngừa các biến chứng thì đây quả thực là tin vui, niềm hi vọng mới cho bệnh nhân Gout.

 

Xem thêm:

⇒  Bệnh Gout là gì?

⇒  Nguyên nhân của bệnh Gout?

⇒  Dấu hiệu nhận biết bệnh Gout

⇒  Các giai đoạn và biểu hiện của bệnh Gout

⇒  Biến chứng của bệnh Gout

⇒  3 Phương pháp điều trị bênh Gout phổ bến hện nay

⇒  Phòng tránh bệnh Gout

⇒  Axit Uric và bệnh Gout

⇒  Tại sao Gout Lá Nương điều trị bệnh Gout hiệu quả

Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu bạn đọc copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn dongnamstore.vn như một sự tri ân với tác giả.
Copyright © 2022 - 2023 | dongnamstore.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status