Bệnh Gout xảy ra khi các tinh thể axit uric dư thừa tích tụ, lắng đọng tại các khớp đặc biệt là các khớp ở ngón chân, ngón tay, đầu gối, khuỷu tay và bàn chân.
Các tinh thể axit uric gây viêm và sưng tại các mô trong khớp, dẫn đến cơn đau đớn, sưng nóng và dần dần sẽ hình thành các cục tophi bên dưới bề mặt da.
Bạn có thể kiểm soát các triệu chứng bệnh gout bằng cách sử dụng thuốc chống viêm. Nhưng các chuyên gia y tế khuyến cáo nên áp dụng chế độ ăn uống giàu chất chống oxy hóa, chất xơ, magie và ít purine.
- Xem thêm: Tìm hiểu về Bệnh Gút
Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng người bị bệnh Gout nên ăn các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật có hàm lượng purine thấp hoặc trung bình.
Các loại hạt hạnh nhân – đặc biệt là đậu phộng (lạc) là thực phẩm protein chứa hàm lượng purine thấp và trung bình nên người bệnh Gút hoàn toàn ăn được.
Mục lục:
Hàm lượng purine trong đậu phộng
Theo tờ báo Arthritis Today của Mỹ phân loại thực phẩm chứa hàm lượng purine từ thấp đến cao như sau:
Trong 100 gram thực phẩm:
- Nếu chứa 0-50 mg purine là thực phẩm có hàm lượng purine thấp.
- Từ 50-150mg purine là thực phẩm có hàm lượng purine trung bình.
- Từ 150mg trở lên là thực phẩm có hàm lượng purine cao.
Đậu phộng được các nhà dinh dưỡng xếp vào loại thực phẩm ít purine (chứa ít hơn 50 mg/100 gram thực phẩm).
Đậu phộng và bệnh Gout
Theo tờ báo Dial-A-Dietitian Nutrition Information Society, đậu phộng và bơ đậu phộng nếu ăn thường xuyên với số lượng nhỏ là nguồn protein tốt cho người bị Gout vì chúng chứa hàm lượng purine thấp và trung bình
Purine là hợp chất nucleotide như guanine, adenine và xanthine, đó là thành phần chính của DNA, RNA và ATP ở cả thực vật và động vật.
Trong cơ thể, purine chuyển hóa thành axit uric, nếu nồng độ axit uric trong máu cao thì sẽ lắng đọng hình thành tinh thể muối urate gây ra các triệu chứng bệnh Gout.
Đậu phộng chứa 1 lượng purine vừa phải khoảng 79mg axit uric trong mỗi 100 gram đậu phộng (đây được coi là hàm lượng purine thấp và trung bình).
Tiến sĩ Beth M. Ley nói rằng đậu phộng (lạc) có lẽ tốt cho bệnh Gout do chúng có chứa các axit béo có đặc tính kháng viêm.
Những thực phẩm khác
Những thực phẩm có hàm lượng purine trung bình giống như đậu phộng bao gồm thịt gia cầm, cá, các loại đậu, bột yến mạch và các loại rau như rau chân vịt, súp lơ,và đậu Hà Lan thì nên ăn ở mức vừa phải.
Những thực phẩm ít purine hơn (chứa 0-50 mg purines/ 100 gram) như trái cây, ngũ cốc, trứng, sản phẩm sữa ít chất béo và hầu hết các loại rau thì nên ăn.
Ngoài thực phẩm ít purine như đậu phộng, Đại học của trung tâm y tế Maryland khuyên người bệnh Gút nên sử dụng các loại thực phẩm chống oxy hóa như quả anh đào hoặc nước trái cây anh đào và ngũ cốc như gạo cám, yến mạch và lúa mạch.
Người bệnh Gout nên sử dụng dầu ô liu, dầu thực vật và uống ít nhất 6 cốc nước mỗi ngày.
Thực phẩm cần tránh
Những người bị Gout nên hạn chế tiêu thụ những thực phẩm với hàm lượng purine cao (từ 150mg purine/100g thực phẩm). Những thực phẩm này bao gồm nội tạng động vật (gan, thận, tim, lòng…), động vật có vỏ như trai, sò, thịt đỏ, thịt thú rừng, cá trích, cá thu, cá cơm.
Người bệnh cũng nên hạn chế sử dụng rượu, thuốc lá, đồ uống có ga, đồ uống ngọt có đường, các thực phẩm được làm từ bột mì như bánh ngọt, bánh quy, bánh rán vì thường có lượng chất béo lớn.
Hạn chế tiêu thụ purine
Thông thường mọi người tiêu thụ 600-1000 mg purine mỗi ngày.
Tuy nhiên nếu bạn mắc bệnh Gout, bạn nên kiểm soát lượng purine nạp vào cơ thể mỗi ngày dao động từ 100-150mg.